DIỄN ĐÀN VĂN HÓA VÀ THÔNG TIN
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

DIỄN ĐÀN VĂN HÓA VÀ THÔNG TIN

Giúp các bạn trao đổi, học tập kinh nghiệm trong quá trình công tác
 
Trang ChínhGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

 

 QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THỂ DỤC THỂ THAO

Go down 
Tác giảThông điệp
kiemhoang
Admin
Admin
kiemhoang


Tổng số bài gửi : 43
Join date : 17/02/2017

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THỂ DỤC THỂ THAO Empty
Bài gửiTiêu đề: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THỂ DỤC THỂ THAO   QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THỂ DỤC THỂ THAO I_icon_minitime19/2/2017, 10:09

Quản lý nhà nước về TDTT là thể hiện chức năng quản lý Nhà nước thông qua các thể chế và các tổ chức của ngành TDTT để chỉ đạo, quản lý các hoạt động TDTT.
Thể dục thể thao là một bộ phận của nền văn hoá xã hội, một loại hình hoạt động mà phương tiện cơ bản là các bài tập thể lực (thể hiện cụ thể qua cách thức rèn luyện thân thể) nhằm tăng cường thể chất cho con người, nâng cao thành tích thể thao, góp phần làm phong phú sinh hoạt văn hoá và giáo dục con người phát triển cân đối, hợp lý.

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về thể dục thể thao.
2. Ủy ban thể dục thể thao chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về thể dục thể thao.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ phối hợp với Ủy ban Thể dục thể thao thực hiện quản lý nhà nước về thể dục thể thao theo thẩm quyền.
4. Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về thể dục thể thao ở địa phương theo phân cấp quản lý của Chính phủ.
Điều 6. Nội dung quản lý nhà nước về thể dục thể thao.
1. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển thể dục thể thao, các văn bản quy phạm pháp luật về thể dục thể thao.
2. Tổ chức, chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho thể dục thể thao.
3. Kiểm tra, đánh giá phát triển thể dục thể thao quần chúng và hoạt động thi đấu thể thao.
4. Tổ chức, chỉ đạo hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong lĩnh vực thể dục thể thao.
5. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực phát triển sự nghiệp thể dục thể thao.
6. Tổ chức, chỉ đạo công tác thi đua khen thưởng trong hoạt động thể dục thể thao.
7. Tổ chức, chỉ đạo thực hiện hợp tác quốc tế về thể thao.
8. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về thể dục thể thao.
Về Đầu Trang Go down
kiemhoang
Admin
Admin
kiemhoang


Tổng số bài gửi : 43
Join date : 17/02/2017

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THỂ DỤC THỂ THAO Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THỂ DỤC THỂ THAO   QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THỂ DỤC THỂ THAO I_icon_minitime19/2/2017, 10:10


A. Vị trí vai trò của thể dục thể thao trong phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội.
Thể dục thể thao là bộ phận không thể tách rời của nền văn hoá của mỗi dân tộc, cũng như nền văn minh của nhân loại. Trình độ TDTT là một trong những dấu hiệu thể hiện trình độ văn hoá và năng lực sáng tạo của dân tộc, là phương tiện giao lưu văn hoá, mở rộng quan hệ của nước ta với các nước. Các hoạt động TDTT quần chúng cũng như các hoạt động thi đấu, biểu diễn thể thao trình độ cao đang ngày càng trở thành nhu cầu của quần chúng. Các hoạt động đó chẳng những là hình thức nghỉ ngơi, giải trí, nâng cao sức khoẻ, mà còn có thể đem lại niềm tự hào, nhu cầu hưởng thụ và sự cổ vũ to lớn cho nhân dân.
Trong mối quan hệ với đời sống kinh tế - xã hội, phát triển TDTT là một yêu cầu khách quan, một mặt quan trọng của chính sách xã hội nhằm chăm lo cho con người, phục vụ đắc lực cho những nhiệm vụ phát triển đất nước về mọi mặt: kinh tế, xã hội, văn hoá, quốc phòng. TDTT là phương tiện có hiệu quả và có khả năng thực thi để ngăn chặn tình trạng sa sút về sức khoẻ của nhân dân, đặc biệt là của thế hệ trẻ, từng bước nâng cao thể lực của con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu lao động trong những điều kiện mới và sẵn sàng bảo vệ tổ quốc. Với ý nghĩa đó, phát triển TDTT được coi là nội dung quan trọng của chính sách xã hội. Cương lĩnh của Đảng đã khẳng định: “Chính sách xã hội đúng đắn vì hạnh phúc con người là động lực to lớn phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội”, đồng thời nêu rõ một trong những nội dung quan trọng của chính sách xã hội là “bảo đảm và không ngừng nâng cao đời sống vật chất của mọi thành viên trong xã hội về ăn, ở, đi lại, học tập, nghỉ ngơi, chữa bệnh và nâng cao thể chất”.
TDTT có vai trò quan trọng trong việc nâng cao sức khoẻ, xây dựng con người mới, làm phong phú đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân, góp phần mở rộng giao lưu quốc tế, phục vụ tích cực những nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của đất nước.
Cần khắc phục những quan niệm cho rằng TDTT chỉ là việc vui chơi giải trí đơn thuần, có hay không cũng được, hoặc cho rằng phải chờ khi nào kinh tế khá lên thì mới cần đến TDTT, còn trong điều kiện kinh tế khó khăn, thì cần phải tập trung lo cho đời sống vật chất, chưa cần đến các hoạt động TDTT. Tất nhiên sự phát triển TDTT không thoát ly các điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, nhưng nếu quan niệm TDTT chỉ là kết quả của kinh tế, thì như vậy đã phủ định vai trò chủ động, tích cực của nó và tự tước bỏ đi những giá trị văn hoá và hiệu quả vô giá về sức khoẻ mà TDTT có thể đem lại cho xã hội.
B. Công tác Quản lý Nhà nước về các hoạt động thể dục thể thao.
Ở nước ta phát triển TDTT được coi là một chính sách xã hội mà Nhà nước ngày càng có vai trò chủ đạo và quyết định.
Chức năng chính của Nhà nước trong lĩnh vực này trước hết là những định hướng bằng những chính sách và luật pháp; đảm bảo những điều kiện cơ bản cho sự phát triển TDTT (cán bộ, cơ sở vật chất, khoa học kỹ thuật…); thực hiện sự kiểm sóat và thống nhất quản lý công tác này ở các cấp, các ngành và các tổ chức xã hội.
Để thực hiện chức năng đó, Nhà nước có nhiệm vụ tiến hành công tác dự báo, lập quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, ngắn hạn; ban hành các luật pháp, các chính sách và quy chế của Nhà nước có liên quan đến hoạt động TDTT; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các chính sách, luật pháp trong các hoạt động trên; trực tiếp phát triển và điều hành các cơ quan, tổ chức sự nghiệp TDTT của Nhà nước; các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; cơ sở nghiên cứu khoa học; các cơ sở tập luyện TDTT quần chúng và cơ sở đào tạo vận động viên; các công trình thể thao chủ yếu ở các cấp; phối hợp với các tổ chức xã hội, tổ chức điều hành một số hoạt động thể thao quan trọng.
Về Đầu Trang Go down
 
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THỂ DỤC THỂ THAO
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Nội dung quản lý nhà nước về thể dục thể thao quần chúng.
» Quản lý nhà nước về Thể dục - Thể thao
» Văn hóa quản lý nhà nước và vấn đề nâng cao văn hóa quản lý nhà nước ở nước ta hiện nay
»  Nội dung quản lý thể thao thành tích cao:
»  KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TẠI NHA TRANG VÀ ĐÀ NẴNG: Đồng thuận trong chiến lược và chính sách phát triển du lịch

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
DIỄN ĐÀN VĂN HÓA VÀ THÔNG TIN :: VĂN BẢN MỚI :: DU LỊCH-
Chuyển đến