DIỄN ĐÀN VĂN HÓA VÀ THÔNG TIN
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

DIỄN ĐÀN VĂN HÓA VÀ THÔNG TIN

Giúp các bạn trao đổi, học tập kinh nghiệm trong quá trình công tác
 
Trang ChínhGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

 

  Nội dung quản lý thể thao thành tích cao:

Go down 
Tác giảThông điệp
kiemhoang
Admin
Admin
kiemhoang


Tổng số bài gửi : 43
Join date : 17/02/2017

 Nội dung quản lý thể thao thành tích cao: Empty
Bài gửiTiêu đề: Nội dung quản lý thể thao thành tích cao:    Nội dung quản lý thể thao thành tích cao: I_icon_minitime19/2/2017, 10:14

I/ Nội dung quản lý thể thao thành tích cao:
Quản lý thể thao thành tích cao về 3 mặt chủ yếu: Con người, kỹ thuật và cơ chế điều khiển được thể hiện ở các nội dung: Chiến lược phát triển thể thao thành tích cao, quản lý hệ thống đào tạo – huấn luyện, quản lý cán bộ và vận động viên, quản lý thi đấu thể thao.
1- Quản lý chiến lược phát triển thể thao thành tích cao:
Quản lý chiến lược phát triển chủ yếu là xây dựng chiến lược, tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá hiệu quả của việc thực hiện.
Trong chiến lược trước hết cần xác định mục tiêu. Mục tiêu của chiến lược phát triển thể thao thành tích cao là mức dự định cần đạt được của sự phát triển trong thời gian quy định.
Khi xây dựng chiến lược cần tiến hành xác định mục tiêu, chủ trương, mục tiêu từng giai đoạn nhiệm vụ và các giải pháp.

1.1. Xác định mục tiêu cần chú ý các yếu tố cơ bản:
- Trình độ phát triển hiện tại và nhịp độ phát triển trung bình của những năm đã qua.
- Căn cứ mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội tổng thể của quốc gia trong cùng thời điểm và dự kiến tác động tương hỗ của các yếu tố kinh tế, xã hội, trình độ phát triển khoa học kỹ thuật đối với sự phát triển của thể thao thành tích cao.
- Nghiên cứu xem xét kỹ trình độ phát triển thành tích thể thao của các nước trong khu vực, châu lục, thế giới để xác định mục tiêu lâu dài, mục tiêu từng giai đoạn.
- Mục tiêu cần được xác định rõ, cụ thể cho cả thời kỳ, đồng thời cần xác định mục tiêu cho từng giai đoạn va từng năm để trên cơ sở đó xác định rõ, cụ thể có khả năng thực thi, các giải pháp để thực hiện có hiệu quả những nhiệm vụ nhằm đạt tới những mục tiêu đã đề ra.

1.2. Xác định các nhiệm vụ lớn cho cả thời kỳ và nhiệm vụ cho mỗi giai đoạn để thực hiện các mục tiếu đã đề ra, các nhiệm vụ lớn là:
- Nhiệm vụ phát triển các môn thể thao, cần căn cứ vào các yếu tố: Truyền thống, trình độ phát triển, trình độ quản lý, điều kiện đảm bảo để xác định những môn thể theo cần phát triển về lâu dài, trong từng giai đoạn trên nguyên tắc không dàn trải, bình quân mà phải tập trung phát triển các môn trọng điểm ở từng địa phương trọng điểm để đảm bảo hiệu quả kinh tế trong quá trình phát triển.
- Nhiệm vụ xây dựng hệ thống, mạng lưới đào tạo và tổ chức đào tạo vận động viên:

+ Khi xây dựng hệ thống và mạng lưới đào tạo vận động viên cần xác định mô hình đào tạo ở từng cấp và phân công trách nhiệm đào tạo cho từng loại hình đào tạo trên cơ sở phân chia tuyến đào tạo.

+ Đảm bảo sự quản lý, chỉ đạo thống nhất và hệ thống về chuyên môn, phù hợp với quy trình đào tạo tài năng thể thao.

+ Hình thức và quy mô tổ chức hết sức linh hoạt phù hợp với điều kiện phát triển thể thao, trình độ quản lý, điều kiện kính tế – xã hội ở mỗi giai đoạn.
- Nhiệm vụ phát triển lực lượng vận động viên: Căn cứ mục tiêu cần đạt được, kế hoạch phát triển các môn thể thao trong từng giai đoạn và của cả thời kỳ để dự kiến lực lượng vận động viên cần đưa vào đào tạo ở từng tuyến và phân công trách nhiệm đào tạo cho từng cơ sở về từng môn, số lượng, tuyến vận động viên.

1.3. Các giải pháp.
Xác định các giải pháp là xác định các công việc cần làm và các biện pháp để thực hiện các nhiệm vụ nhằm đạt được mục tiều đề ra, bao gồm các mặt:
- Xây dựng quy trình đào tạo: quy trình đào tạo các việc cần phải làm và trình tự tiến hành trong quá trình đào tạo vận động viên:
+ Xây dựng và từng bước hoàn thiện tiêu chuẩn tuyển chọn về chuyên môn, y sinh học và tiêu chuẩn đánh gia trình độ tập luyện của vận động viên ở từng giai đoạn huấn luyện của từng môn thể thao.
+ Xây dựng chương trình huấn luyện một cách hệ thống cho cả quá trình đào tạo từ tuyến năng khiếu tập trung đến tuyến đội tuyển.
+ Xây dựng hệ thống thi đấu.
+ Công tác chăm sóc y học, chế độ dinh dưỡng hồi phục sau tập luyện, thi đấu.
- Xây dựng quy hoạch về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, huấn luyện viên, trọng tài.
+ Tính toán nhu cầu từng loại cán bộ về số lượng, chất lượng.
+ Sắp xếp, phân loại các loại cán bộ trên để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng dài hạn, từng năm.
+ Xác định nội dung cần bồi dưỡng cho từng loại cán bộ thậm chí từng cán bộ.
- Xác định phương thức tổ chức đào tạo, tập huấn VĐV, kể cả phương thức đặc biệt.

1.4- Xác định các điều kiện đảm bảo gồm: Các điều kiện đảm bảo chăm sóc y học, nghiên cứu khoa học, xây dựng các chế độ chính sách đối với HLV, VĐV, cơ sở vật chất phục vụ luyện tập, thi đấu.

2. Quản lý quá trình tổ chức thực hiện:

2.1. Quản lý hệ thống huấn luyện:
Hệ thống huấn luyện thể thao thành tích cao chính là phạm vị thực hiện cụ thể quan trọng của mục tiêu chiến lược đào tạo vận động viện.

a/ Quản lý hệ tiêu chuẩn đánh giá hệ thống huấn luyện về số lượng, chất lượng, phạm vi, cơ chế điều khiển gồm:
- Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng và hiệu quả của hệ thống đào tạo – huấn luyện gồm số lượng theo độ tuổi, cấp bậc trình độ VĐV. Đây là tiêu chuẩn quan trọng nhất, cần tính đến hiệu quả kinh tế của việc đào tạo trên cơ sở phải tính đến tỷ lệ đào thải, tỷ lệ thành tài.
- Tiêu chuẩn về việc ứng dụng khoa học và hiện đại quá trình huấn luyện và hệ thống quản lý tương ứng nhằm giúp cho công tác đào tạo có hiệu quả hơn.
- Trình độ giáo dục, hiểu biết xã hội của VĐV. Cần chú ý tới trình độ văn hoá, tri thức tương xứng với trình độ thể thao.
- Đánh giá về mức độ xã hội hoá quá trình đào tạo VĐV.
Xã hội hoá thể thao thành tích cao phải nhằm mục đích cao nhất là hình thành và điều khiển có hiệu quả hệ thống đào tạo VĐV đạt chất lượng cao.
Đó chính là đầu tư chiều sâu để hiện đại hoá và khoa học hóa quá trình đào tạo – huấn luyện.

b/ Các cấp và hình thức tổ chức của hệ thống huấn luyện thể thao thành tích cao:
Một nguyên tắc của quá trình đào tạo – huấn luyện là hệ thống, liên tục với các giải pháp tác động có chất lượng một cách hệ thống tới từng cá thể. Quá trình đào tạo luôn gắn liền với các giai đoạn nhạy cảm về sinh học, với thời kỳ phát dục, trưởng thành và thường kết thúc vào lứa tuối 18 – 20. Quá trình đào tạo này từ khi bắt đầu tập trung khoảng 8 + 2 năm và nói chung bắt đầu không chậm quá 10 tuổi, có nhứng môn phải sớm hơn như bơi, thể dục dụng cụ, nghệ thuật, bóng bàn… và có những môn có thể chậm hơn như bắn súng, bóng chuyền. Các cấp đào tạo phải gắn liền với quá trình phát triển sinh học và có thể phấn thành 3 cấp:
- Cấp cơ sở: (Tức là cấp bắt đầu luyện tập năng khiếu nghiệp dư). Nhiệm vụ chính là hướng dẫn kỹ thuật và tuyển chọn ban đầu. Hình thức tổ chức thường là các lớp năng khiếu nghiệp dư ở các trường phổ thông. ở các câu lạc bộ, các nhà văn hoá.
- Cấp trung: Là cấp bắt đầu đào tạo theo hình thức tập trung tại các câu lạc bộ từng môn, các trung tâm, các trường đạo tạo VĐV. Các VĐV này đã được tuyển trọn ban đầu khá tốt và được đưa vào đào tạo theo hệ thống chuyên môn gồm 3 giai đoạn: Đào tạo ban đầu, chuyên môn hoá sâu, hoàn thiện thể thao.
+ Đào tạo ban đầu thường 2 năm với nhiệm vụ chuẩn bị toàn diện về kỹ thuật, thể lực, phát triển hướng chuyên môn hoá, thích ứng về chức năng, tâm lý, nhân cách và qua đó tiếp tục tiến hành tuyển chọn.
+ Chuyên môn hoá sâu với thời gian 3 đến 4 năm (tuỳ theo từng môn) và nhiệm vụ là hoàn thiện kỹ thuật, kỹ năng cơ bản, thể lực, tâm lý, chiến thuật nhằm tạo ra hướng phát triển rõ về chuyên sâu và năng lực.
+ Hoàn thiền thể thao với thời gian khoảng 3 năm va nhiệm vụ là hoàn thiện mọi mặt, nâng cao kỹ xảo, nghệ thuật thể thao, năng lực chịu đựng lượng vận động lớn, tâm lý để thích ứng với các điều kiện thi đấu, ổn định và nâng cao thành tích thể thao.
Quá trình đào tạo – huấn luyện này cần được quản lý chặt chẽ về hình thức tổ chức đào tạo, về quá trình điều khiển về mặt chuyên môn để có được các tác động toàn diện nhằm tạo ra hiệu quả của công tác đào tạo – huấn luyện.
- Cấp cao: Gồm các VĐV thuộc đội tuyển quốc gia, các VĐV ưu tú thuộc các đội đại biểu tỉnh, thành trọng điểm có trình độ và thành tích thể thao cao. Nhiệm vụ của đối tượng này là tiếp tục hoàn thiện kỹ thuật, chiến thuật, thể lực, tâm lý, nhân cách nhằm đạt thành tích cao trong các cuộc thi đấu quốc gia, quốc tế.

2.2. Quản lý quá trình thực hiện quy trình huấn luyện:

a/ Quản lý công tác tuyển chọn:
Tuyển chọn có vị trí hết sức quan trọng, nó quyết định ít nhất 50% của sự thành bại của quá trình đào tạo tài năng thể thao. Cần nghiên cứu ứng dụng các tiêu chuẩn tuyển chọn về chuyên môn, về y sinh học cho mỗi giai đoạn huấn luyện nhằm đảm bảo hiệu quả về kinh tế và chuyên môn của quá trình đào tạo.

b/ Quản lý việc tổ chức quá trình huấn luyện và chương trình đào tạo.
- Quản lý, chỉ đạo việc hình thành các đội dự tuyển trên cơ sở tuyển chọn lực lượng VĐV và tổ chức viện huấn luyện từng đội dự tuyển.
- Chỉ đạo việc cây dựng kế hoạch huấn luyện trên cơ sở định hướng chương trình huấn luyện dài hạn và cho từng giai đoạn, từng năm.
Trong kế hoạch đào tạo – huấn luyện cần xác định rõ chỉ tiêu, nhiệm vụ về kỹ thuật, chiến thuật, tâm lý, giáo dục đạo đức, nhân cách cho từng nhóm, từng cá thể VĐV cũng như các chỉ tiêu đánh giá trong từng thời kỳ của chu kỳ huấn luyện.
Trong quá trình quản lý, chỉ đạo cần chú ý đánh giá các mặt:
+ Kết quả huấn luyện của từng tuyến, từng giai đoạn huấn luyện.
+ Các mặt hỗ trợ cho công tác: Cơ sở vật chất đảm bảo cho công tác huấn luyện, chế độ dinh dưỡng, công tác nghiên cứu ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật trong việc chăm sóc sức khoẻ, đánh giá trình độ và năng lực vận động, hồi phục, chữa trị chấn thương.
- Đánh giá kết quả và hiệu quả đào tạo từng năng, trong từng giai đoạn cũng như cả thời kỳ kế hoạch.

2.3. Quản lý hệ thống thi đấu:

Thi đấu thể thao là hoạt động cuối cùng, quan trọng nhất, công khai trước quần chúng và những nhà quản lý, các cán bộ chuyên môn về chất lượng, hiệu quả của công tác đào tạo – huấn luyện, trong đó VĐV giữ vai trò chính, trọng tài, ban tổ chức giúp đỡ tạo điều kiện, tổ chức để VĐV có thể đạt thành tích cao.
Trước hết cần xác định mục tiêu của thi đấu thể thao là tạo điều kiện để VĐV thể hiện được tối đa năng lực, trình độ về mọi mặt để đạt thành tích cao nhất. Do vậy, mục tiêu của quản lý thi đấu thể thao thành tích cao trước hết cần xác định được hệ thống thi đấu.
Hệ thống thi đấu bao gồm cho từng lứa tuổi, trình độ từ năng khiếu nghiệp dư, bắt đầu chuyên môn hoá, trẻ, đội tuyển quốc gia và phải tính đến cả các cuộc thi đấu quốc tế từ khu vực, châu lục đến thế giới. Từ đó xác định các cuộc thi cụ thể của từng loại trong năm và theo chu kỳ.
Mục tiêu thứ hai là tổ chức, điều khiển thi đấu một cách khoa học, đúng luật, điều lệ và có hiệu quả kinh tế cao. Toàn bộ việc tổ chức thi đấu phải được tiêu chuẩn hoá nhằm tạo sự thống nhất cao về đánh giá trình độ thể thao và năng lực tổ chức điều hành và tạo điều kiện để đông đảo quần chúng được hưởng thụ về văn hoá, tính nghệ thuật và sự hấp dẫn của thi đấu thể thao.
Để thực hiện tốt mục tiêu của thi đấu thể thao cần xây dựng điều lệ phù hợp với luật, với trình độ phát triển và điều kiện kinh tế – xã hội, xây dựng kế hoạch tiến hành tỷ mỷ, chặt chẽ.

3. Quản lý cán bộ trong hệ thống thể thao thành tích cao:
Chất lượng của hệ thống đào tạo VĐV phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó con người: Bao gồm cán bộ quản lý, huấn luyện viên, VĐV và cán bộ phục vụ cho quá trình đào tạo là yếu tố quyết định.

3.1. Nhà quản lý: Là người chỉ đạo toàn bộ quá trình tổ chức đào tạo VĐV có nhiệm vụ soạn thảo chiến lược, kế hoạch phát triển các môn thể thao, xây dựng các văn bản pháp quy để quản lý các hoạt động của thể thao thành tích cao, điều hành toàn bộ quá trình đào tạo trên cơ sở tiếp nhận các loại thông tin liên quan và xử lý có hiệu quả các thông tin đó, kiểm tra, đánh giá kết quả của quá trình đó, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng các loại cán bộ trong lĩnh vực và phạm vi mình phụ trách, do vậy họ cần:
- Trước hết phải hiểu biết chuyên môn, có kiến thức và kỹ năng về tổ chức đào tạo VĐV.
- Có năng lực quản lý, tổ chức, điều hành quá trình thực hiện và khả năng tiếp nhận các thông tin mới thuộc lĩnh vực thể thao thành tích cao.
- Có tinh thần trách nhiệm, đạo đức phẩm chất, nhân cách tốt.

3.2. Huấn luyện viên:
Huấn luyện viên là người trực tiếp thực hiện quy trình đào tạo VĐV. Huấn luyện viên là nhà sư phạm có trình độ cao về huấn luyện thể thao, về đào tạo VĐV, biết ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật mới thể hiện bằng nắm vững và vận dụng tốt các nguyên tắc và phương pháp giáo dục, huấn luyện VĐV. Họ là nhà khoa học thực tiễn biết căn cứ vào đặc điểm từng cá nhân để áp dụng có hiệu quả các giải pháp nhằm khai thác, bồi dưỡng và nâng cao đến tối đa tài năng thể chất của từng VĐV thể hiện bằng thành tích, kỷ lục cao nhất trong các cuộc thi đấu chính thức quan trọng nhất. Huấn luyện viên là người chịu trách nhiệm toàn bộ về việc xây dựng chương trình, kế hoạch huấn luyện dài hạn, từng năm, về nhân sự và tổ chức đội thể thao, về thực hiện kế hoạch đào tạo – huấn luyện, về giáo dục phẩm chất, đạo đức, nhân cách cho VĐV, quản lý toàn diện về sinh hoạt, học tập của VĐV, đồng thời có trách nhiệm kiến nghị với các cấp lãnh đạo những vẫn đề có liên quan đến quá trình đào tạo VĐV, từ trách nhiệm trên nên huấn luyện viên có những quyền hạn xử lý những mặt đó.
3.3. Cán bộ phục vụ: Bao gồm các bác sĩ của các đội thể thao, các nhà dinh dưỡng, cán bộ nghiên cứu hoá học, giáo viên văn hoá, kỹ thuật viên và các cán bộ phục vụ khác. Mỗi loại cán bộ đều có trách nhiệm và quyền hạn thuộc lĩnh vực mình phụ trách.
Để có các loại cán bộ trên đáp ứng được yêu cầu của quá trình đào tạo VĐV các cơ quan, các nhà quản lý cần thực hiện:
- Xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng các cán bộ hiện có của mình đáp ứng được nhu cầu về trình độ, năng lực để có thể tổ chức, điều hành và thực hiện tốt công việc của từng loại cán bộ.
- Quản lý quá trình phát triển về chuyên môn, về đạo đức, phẩm chất, nhân cách của từng cán bộ để giúp họ trưởng thành về các mặt.
- Quan tâm đến đời sống cá nhân, nguyện vọng của từng cá nhân.
Quản lý VĐV là quản lý quá trình tập luyện và bồi dưỡng tài năng, giáo dục phẩm chất đạo đức, nhân cách, quản lý đời sống và học tập văn hoá và quản lý quá trình thi đấu của VĐV.
- Quản lý quá trình tập luyện là quá trình quản lý các mặt cấu thành chất lượng đào tạo của VĐV gồm:
+ Việc thực hiện các kế hoạch tập luyện trong cả chu kỳ, từng thời kỳ và trong từng giáo án tập luyện về số lượng, chất lượng và những yêu cầu của huấn luyện viên.
+ Năng lực sáng tạo trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của huấn luyện viên để ra và năng lực chủ động trong việc xây dựng kế hoạch tập luyện của mình.
+ Năng lực tâm lý chịu đựng và thích ứng với sự biến đổi trong quá trình tập luyện cũng như trong các cuộc thi đấu.
- Quản lý về chính trị, phẩm chất đạo đức, nhân cách VĐV là tiến hành công tác giáo dục chính trị – tư tưởng nhằm làm sáng tỏ mục đích của thể dục thể thao nói chung, của thể thao thành tích cao nói riêng từ đó nâng cao tinh thần trách nhiệm đối với ngành, với Tổ quốc, đồng thời tạo nên sự năng động ,tự giác của con người mới đối với xã hội, đối với đồng đội và những người chung quanh và đối với chính mình.
- Phương pháp giáo dục cần phù hợp với tâm lý của lớp trẻ, phù hợp với đặc điểm của từng cá nhân, khuyến khích lòng mong muốn đạt thành tích cao, ham muốn học hỏi, tôn trọng danh dự của VĐV nói chung và của từng VĐV.
- Muốn giáo dục được VĐV các nhà quản lý, huấn luyện viên và những cán bộ phục vụ cần gương mẫu trong việc chấp hành các quy định, trong việc thực hiện nhiệm vụ và trong cách cư xử, tôn trọng lẫn nhau cũng như tôn trọng VĐV. Cần chú ý đặc điểm tư tương VĐV ở từng giai đoạn khác nhau để có nội dung và phương pháp giáo dục phù hợp.
- Quản lý học văn hoá, nâng cao trình độ hiểu biết và đời sống của VĐV.
+ Tổ chức cho VĐV học tập văn hoá phù hợp với điều kiện và yêu cầu tập luyện của họ nhằm đảm bảo cho họ thực hiện được chương trình văn hoá có đủ kiến thức phổ thông cần thiết để cho họ có đủ điều kiện để học nghề làm nền tảng tìm việc làm cho cuộc sống lâu dài của họ.
+ Giáo dục cho VĐV hiểu việc học tập văn hoá là quyền lợi và trách nhiệm và là yêu cầu bắt buộc đối với họ.
+ Cần tổ chức sinh hoạt văn hoá, ngoại khoá để họ có thêm những hiểu biết về xã hội, về cuộc sống, về giao tiếp, đối xử với xã hội và những người xung quanh và quan tâm đến đời sống vật chất của họ theo các quy định.
- Quản lý quá trình thi đấu của VĐV:
+ Cần xác định mục tiêu thi đấu trong năm va từng cuộc đối với từng VĐV.
+ Bồi dưỡng luật thi đấu và điều lệ từng cuộc thi cho VĐV.
+ Chỉ đạo việc thực hiện ý đồ về kỹ thuật, chiến thuật của huấn luyện viên trong từng cuộc thi đấu.
+ Giáo dục tinh thần phấn đấu hết mình, tinh thần thượng võ trong từng cuộc thi.
+ Theo dõi sát, chặt chẽ các hoạt động của đội, của VĐV.
+ Đánh giá kết quả thi đấu hết sức khách quan, chính xác.
Quản lý thể thao thành tích cao là công việc quan trọng của các nhà quản lý. Nó đòi hỏi phải làm nhiều việc bằng các phương pháp hết sức khoa học, hệ thống. Do vậy nhà quản lý phải hiểu biết sâu sắc nguyên tắc, phương pháp quản lý nói chung và về thể thao thành tích cao nói riêng cũng như phải hiểu biết về quy luật hình thành các tài năng thể thao, quy trình đào tạo VĐV và cuối cùng phải có nhiệt huyết, tấm lòng đối với sự nghiệp TDTT nói riêng và với Tổ quốc nói chung.
Về Đầu Trang Go down
 
Nội dung quản lý thể thao thành tích cao:
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Nội dung quản lý nhà nước về thể dục thể thao quần chúng.
» QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THỂ DỤC THỂ THAO
» Quản lý nhà nước về Thể dục - Thể thao
» Nội dung quản lý nhà nước về du lịch
» Nội dung quản lý nhà nước về du lịch

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
DIỄN ĐÀN VĂN HÓA VÀ THÔNG TIN :: VĂN BẢN MỚI :: DU LỊCH-
Chuyển đến