DIỄN ĐÀN VĂN HÓA VÀ THÔNG TIN
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

DIỄN ĐÀN VĂN HÓA VÀ THÔNG TIN

Giúp các bạn trao đổi, học tập kinh nghiệm trong quá trình công tác
 
Trang ChínhGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

 

 Quản lý nhà nước về Thể dục - Thể thao

Go down 
Tác giảThông điệp
kiemhoang
Admin
Admin
kiemhoang


Tổng số bài gửi : 43
Join date : 17/02/2017

Quản lý nhà nước về Thể dục - Thể thao Empty
Bài gửiTiêu đề: Quản lý nhà nước về Thể dục - Thể thao   Quản lý nhà nước về Thể dục - Thể thao I_icon_minitime23/2/2017, 08:46

Ở nước ta, phát triển thể dục thể thao (TDTT) được coi là một chính sách xã hội mà nhà nước ngày càng có vai trò chủ đạo và quyết định. Trong điều kiện và yêu cầu mới, ngành TDTT cũng dần đổi mới và cải cách hành chính, muốn vậy trước hết các công chức làm việc trong các cơ quan nhà nước TDTT và những người công tác trong các tổ chức xã hội về TDTT, đặc biệt là những người lãnh đạo các cấp trong ngành TDTT, phải có nhận thức thống nhất, thông suốt những vấn đề cơ bản về lý luận và quan điểm quản lý nhà nước xã hội chủ nghĩa ở nước ta và vận dụng nó vào thực tiễn quản lý TDTT.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Quản lý hành chính nhà nước nói chung và quản lý thể dục thể thao nói riêng là một hình thức hoạt động của Nhà nước được thực hiện trước hết và chủ yếu bởi các cơ quan hành chính nhà nước, có nội dung là bảo đảm sự chấp hành pháp luật, pháp lệnh, nghị quyết của các cơ quan quyền lực nhà nước, nhằm tổ chức và chỉ đạo một cách trực tiếp và thường xuyên trong công cuộc xây dựng, phát triển các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, TDTT…
Để hoạt động quản lý thể dục thể thao có hiệu quả cao cần phải phối hợp một cách đồng bộ các phương pháp quản lý kết hợp chặt chẽ với việc thực hiện các nguyên tắc trong quản lý.
Việc được học tập và tiếp cận với các nguyên tắc trong quản lý TDTT là cơ hội được tìm hiểu sâu hơn nữa về vai trò và bản chất của các nguyên tắc. Đồng thời để hoàn thành chương trình môn học Quản lý TDTT bản thân xin được thực hiện chuyên đề: “Nguyên tắc Lãnh thổ - Ngành và phân tích thông qua ví dụ thực tiễn”.

II. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Quản lý hành chính nhà nước là một hoạt động có mục đích. Những mục đích, mục tiêu cơ bản định ra trước cho hoạt động quản lý và kết quả của việc đạt được mục đích, mục tiêu được phản ánh hiệu quả của việc quản lý. Hiệu quả của việc quản lý vì vậy phải được tiến hành trên cơ sở những nguyên tắc nhất định. Đặc biệt, khi Luật hành chính thực sự vẫn còn chưa được tập trung – chỉ là tập hợp các văn bản về quản lý nhà nước, tồn tại dưới nhiều hình thức, tính pháp lý của văn bản còn chưa cao, thì nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước là một đòi hỏi bức thiết và sự tuân thủ hệ thống các nguyên tắc đòi hỏi chặt chẽ.

1. Khái niệm nguyên tắc
Nguyên tắc trước hết được hiểu là “Điều cơ bản định ra, nhất thiết phải tuân theo trong một loạt việc làm”. Trong quản lý nhà nước các nguyên tắc cơ bản là những tư tưởng chủ đạo bắt nguồn từ cơ sở khoa học của hoạt động quản lý, từ bản chất của chế độ, được quy định trong pháp luật làm nền tảng cho hoạt động quản lý hành chính nhà nước.

2. Nguyên tắc được quy định ở đâu ?
Các nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước nói chung và những nguyên tắc quản lý thể dục thể thao nói riêng đã được quy định trong pháp luật như quy định trong Hiến pháp, luật, văn bản dưới luật. Những nguyên tắc được quy định trong hiến pháp được xem là nguyên tắc cơ bản nhất.

3. Đặc điểm của nguyên tắc.
Nguyên tắc quản lý có các đặc điểm sau:
- Các nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước mang tính chất khách quan bởi vì chúng được xây dựng, đúc kết từ thực tế cuộc sống và phản ánh các quy luật phát triển khách quan. Tuy nhiên, các nguyên tắc trên cũng mang yếu tố chủ quan bởi vì chúng được xây dựng bởi con người mà con người dựa trên những nhận thức chủ quan để xây dựng.
- Các nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước có tính ổn định cao nhưng không phải nguyên tắc bất di bất dịch. Nó gắn liền với quá trình phát triển của xã hội, tích luỹ kinh nghiệm, thành quả của khoa học về quản lý hành chính nhà nước.
- Tính độc lập tương đối với chính trị. Hệ thống chính trị của Nhà nước Việt Nam được thực hiện thông qua: Các tổ chức chính trị xã hội (Đảng, Mặt trận tổ quốc…), và bộ máy nhà nước (lập pháp, hành pháp, tư pháp). Trong hệ thống nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước có cả những nguyên tắc riêng, đặc thù trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước. tuy nhiên giữa hoạt động chính trị và quản lý hành chính nhà nước có mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ. Các quan điểm chính trị là cơ sở của việc tổ chức hoạt động quản lý hành chính nhà nước và hoạt động quản lý hành chính nhà nước thực hiện tốt không chỉ đỏi hỏi dựa trên pháp luật (luật), mà còn phải thực hiện đúng các quan điểm chính trị (chính sách).
- Mỗi nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước có nội dung riêng, phản ánh những khía cạnh khác nhau của quản lý hành chính nhà nước. Tuy nhiên, những nguyên tắc này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một thể thống nhất. Việc thực hiện tốt nguyên tắc này sẽ tạo tiền đề cho việc thực hiện có hiệu quả nguyên tắc khác. Vì thế nên các nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước luôn thể hiện tính hệ thống, tính thống nhất và đây là một thuộc tính vốn có của chúng.

4. Nguyên tắc quản lý lãnh thổ - ngành
Nguyên tắc quản lý lãnh thổ - ngành là một nguyên tắc được hoàn thiện và phát triển từ nguyên tắc tập trung dân chủ nhằm điều khiển một phần nào đó những mối quan hệ quản lý giữa cơ quan Nhà nước cấp trung ương và cơ quan quản lý địa phương. Nhờ việc vận dụng nguyên tắc quản lý này mà ta đảm bảo được mối quan hệ giữa mở rộng trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước cấp trung ương với sự nâng cao trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước cấp địa phương.
Những cơ sở kinh tế quốc dân, các xí nghiệp và các đơn vị, cơ sở tổ chức các lĩnh vực xã hội khác nhau, trong đó có tổ chức thể dục thể thao (TDTT), đều thuộc về ngành kinh tế quốc dân hoặc thuộc những lĩnh vực xã hội trong hệ thống xã hội xã hội chủ nghĩa (XHCN). Các tổ chức và đơn vị này gắn liền với các đơn vị lãnh thổ như tỉnh, thành phố, huyện, thị xã, quận, thị trấn, phường, xã…
Như vậy, đương nhiên tồn tại hai dạng quản lý: quản lý lãnh thổ là quản lý theo địa phương (tỉnh, huyện, xã) và quản lý theo ngành là quản lý theo lĩnh vực sản xuất, chuyên môn (sản xuất nông nghiệp, sản xuất lâm nghiệp, thể dục thể thao…)
Hai dạng quản lý này là hai dạng chính của quản lý nhà nước. Do đó phải kết hợp 2 dạng quản lý này lại. Dạng quản lý theo ngành, theo chuyên môn cấp dưới cũng phải có 2 sự quản lý (2 sự lãnh đạo) cùng một lúc.
Sự lãnh đạo thứ nhất là lãnh đạo toàn diện của lãnh thổ (tức là của UBND lãnh thổ đó), sự lãnh đạo thứ hai là của cơ quan quản lý ngành cấp trên.
Cơ sở khách quan của nguyên tắc ngành- lãnh thổ là:
- Chuyên môn hóa theo ngành và sự phân bổ sản xuất, sự nghiệp thể dục thể thao theo vùng lãnh thổ.
- Theo nguyên tắc tập trung dân chủ mà tạo ra sự thống nhất chung.
- Nguyên tắc quản lý theo lãnh thổ- ngành là sự quản lý theo ngành xen kẽ với quản lý lãnh thổ, bảo đảm cho cơ quan quản lý chịu 2 sự lãnh đạo, nhằm phát huy tiềm năng, động lực kinh tế, chính trị, truyền thống, vật tư của địa phương và tận dụng sự quản lý khoa học kỹ thuật, chuyên ngành của ngành.
Về Đầu Trang Go down
 
Quản lý nhà nước về Thể dục - Thể thao
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Nội dung quản lý nhà nước về thể dục thể thao quần chúng.
» QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THỂ DỤC THỂ THAO
» Văn hóa quản lý nhà nước và vấn đề nâng cao văn hóa quản lý nhà nước ở nước ta hiện nay
»  Nội dung quản lý thể thao thành tích cao:
» Nội dung quản lý nhà nước về du lịch

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
DIỄN ĐÀN VĂN HÓA VÀ THÔNG TIN :: NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC :: THỂ THAO-
Chuyển đến